Quỹ đạo địa đồng bộ
Quỹ đạo địa đồng bộ

Quỹ đạo địa đồng bộ

Quỹ đạo địa đồng bộ (tiếng Anh: geosynchronous orbit, viết tắt là GSO) là quỹ đạo lấy Trái Đất làm tâm với chu kỳ quỹ đạo khớp với hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục trong 23 giờ, 56 phút và 4 giây (một ngày thiên văn). Như vậy, đối với một quan sát viên trên bề mặt Trái Đất, sự đồng bộ chuyển động quay và chu kỳ quỹ đạo nghĩa là vật thể trên quỹ đạo địa đồng bộ sẽ trở về chính xác cùng một vị trí trên bầu trời sau một ngày. Trong khoảng thời gian một ngày đó, vật thể đó có thể đứng yên (so với bề mặt Trái Đất) hoặc vạch ra một đường cong analemma phụ thuộc vào độ nghiêngđộ lệch tâm của quỹ đạo. Quỹ đạo địa đồng bộ hình tròn sẽ có độ cao không đổi 35.786 km (22.236 dặm) và đây cũng là bán trục lớn cho tất cả các quỹ đạo địa đồng bộ khác.Một trường hợp đặc biệt của quỹ đạo địa đồng bộ là quỹ đạo địa tĩnh. Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo địa đồng bộ hình tròn nằm trong mặt phẳng xích đạo. Vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh luôn ở cùng một vị trí trên bầu trời đối với các quan sát viên đứng trên mặt đất. Nói chung, thuật ngữ địa đồng bộ và địa tĩnh trong ngôn ngữ phổ thông có thể sử dụng thay thế cho nhau.Các vệ tinh viễn thông thường được đặt địa tĩnh hoặc gần quỹ đạo địa tĩnh để các ăng-ten vệ tinh không phải di chuyển mà có thể luôn đặt hướng cố định vào vệ tinh đó trên bầu trời.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quỹ đạo địa đồng bộ http://www.americaspace.com/2013/10/18/sirius-risi... http://www.arianespace.com/launch-services-ariane5... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=US51... http://spaceflight101.com/amc-9-satellite-anomaly-... http://www.spaceref.com/news/viewsr.html?pid=20320 http://adsabs.harvard.edu/abs/1997bify.book.....B http://adsabs.harvard.edu/abs/1999smad.book.....W http://web.mit.edu/m-i-t/science_fiction/jenkins/j... http://www.niac.usra.edu/files/studies/final_repor... http://www2.jpl.nasa.gov/basics/bsf5-1.php